Trong thời đại 4.0 hôm nay, con người biết tạo ra của cải vật chất, ăn uống, ngủ, sài, đố kỵ, “hưởng thụ không tôn giáo” thì xã hội, các triết học, siêu khoa học có được công nhận, tiếp tục ra đời hay không, hay đời sống đắp chiếu chịu nằm yên. Và xin nói thêm một điều nữa là dừng lại việc tuyên bố “không có cô hồn”, trong khi một hội thảo khoa học chuyên đề chưa thành lập.
Theo tôi, truyền thông Phật giáo không cần chối bỏ cụm từ tháng cô hồn hay còn gọi là cúng cô hồn trong rằm tháng bảy. Đúng là Đạo ai nấy giữ, chỉ có tuỳ thuộc thời thế, tiện nghi vật chất nên đã biến việc thiêng thành việc trần. Và rồi một khi ai đó cứ mãi chạy theo trần gian để bát bỏ thế này không được, thế kia không được. Dù biết đó là cái hình thức cúng tế đàn hoàn xưa kia, trong tập tục nhân gian. Nó được duy trì các nghi lễ cúng vái đó cho tới thời đại hôm nay. Bởi vì chỉ có một bộ phận tập quán coi việc đốt giấy tiền vàng mã hay tranh nhau cướp cổ, nhặt tiền, chập dật mất an ninh, an toàn tật tự nên một số trang truyền thông phật giáo và vài tín đồ không đồng tình “ lễ cúng cô hồn”.
Sở dĩ chúng ta phải chấp nhận một điều là từ xưa đến tận bây giờ; trong Đạo Phật Bắc Truyền điều căn cứ lấy ngày Rằm tháng bảy, ngày Phật hoan hỷ, ngày tăng tự tứ, ngày xá tội vong nhân, tức là ngày báo hiếu theo trong kinh thuyết Vu lan bồn, Đại hiếu Mục Kiền Liên. Chính vì ngày báo hiếu đã gộp chung các ngày, các ý nghĩa, triết thuyết như trên mà theo mỗi tín đồ, theo mỗi đạo tràng họ bày vật lễ cúng dường, bố thí “ nguyện cầu âm siêu dương thái”.
Hãy để cho quyền tự do tín ngưỡng của người dân được thể hiện lòng thành của mình, đừng nên áp đặt “ nhà quê giống như thành thị” văn minh hiện đại bỏ quên truyền thống tinh hoa”.
Như trong Phật giáo truyền thống Đại thừa có kinh Mông sơn thí thực, Bạt độ giải oan, cầu siêu, bình đẳng chẩn tế (cúng là cứu độ cõi âm) hay bố thí cho các loài ngạ quỹ, chúng sinh vẫn còn nằm trong vòng luân hồi nghiệp đạo. Thì những loài hữu tình, vô tình có thể ta nhìn thấy hoặc không nhìn thấy còn được gọi bằng ngôn từ khác, đó chính là cô hồn.
Vậy, cô hồn vẫn luôn tồn tại ý niệm này trong kinh điển Đại thừa. Và đã được chư tổ phổ biến, hoằng hoá qua bao đời để nhiếp phục chúng sanh, bình đẳng Phật tánh. Còn nếu như, muốn có làm mới “ tháng cúng cô hồn” thì trước hết chúng ta phải có khả năng thay đổi tập tục quần chúng, có sẵn phương pháp làm mới đâu vào đó rồi mới tuyên bố “ không có tháng cô hồn”. Nếu như phương án của những nhà văn hoá kết hợp được với tâm linh, nhu cầu tín ngưỡng của năm triệu tín đồ nhân gian thì rồi hãy đưa ra kết luận. Bởi vì trong mùa lễ Vu Lan hội thì tức nhiên sẽ có nhiều lễ nghi nhỏ, khái niệm cũ, suy nghĩ lâu đời, hoặc hội phải có tính đa năng, rộng rãi, phổ cập và còn tạo ra nhiều ý nghĩa xưa- nay để xây dựng nên một truyền thống Vu lan mùa báo hiếu (Có lễ Trai Tăng, có lễ cài hoa, có lễ Tự tự, có lễ nhớ ơn hai đấng sinh thanh v.v...) thì không chỉ vì yếu tố văn hoá mà quên đi nguồn gốc tín ngưỡng Dân tộc là lễ cúng cô hồn, lễ cúng gia tiên, ông bà...
Còn nếu chúng ta có tâm nguyện tạo ra thành một lễ hội văn minh thì phải cần mọi ban ngành, cơ quan, xã hội tích cực tham gia, kể cả báo chí, truyền thanh, truyền hình, thậm chí vận động mọi công ty, nhà máy, tư gia hưởng ứng tục lệ xanh, nói không với mê tín, đốt đồ giấy, trò chơi ném tiền chen lấn, xô đẩy, dễ tổn thương thân thể và làm xấu đi nét đẹp văn hoá rằm tháng bảy. Trong khi đó, cả ba Miền vẫn chưa có tính thống nhất con người lẫn văn hoá nhân gian và song song bên cạnh văn hoá Việt nam, chúng ta có thể nhìn xa về các lễ hội tôn giáo khác ở Trung đông hay Châu Á có hàng ngàn người tham gia, thực hiện cùng lúc nhưng yếu tố cầu nguyện là điều đáng nói ở trong bài viết này để chúng ta cùng nhau suy ngẫm, và cung cấp cho các nhà truyền thông chuyên nghiệp có cái nhìn thoáng và tích cực hơn về các vấn đề Di sản, văn hoá phi vật thể, cúng cô hồn là một loại hình như thế?
công nhận, tiếp tục ra đời hay không, hay đời sống đắp chiếu chịu nằm yên. Và xin nói thêm một điều nữa là dừng lại việc tuyên bố “không có cô hồn”, trong khi một hội thảo khoa học chuyên đề chưa thành lập.
Bảo Pháp
- Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng
- Tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo - Đọc Bát Nhã Tâm Kinh.
- Hai đế chế cuối cùng của Việt Nam- Hoàng gia, phu nhân Bảo Đại và Ngô Đình Diệm đã “sống chết” với Thiên chúa giáo.
- Hướng về mùa Vesak day 2020, trên tinh thần 4.0 của Phật sự OnlineTV.
- Phật Giáo Mình Quá Hiền Rồi.((Đại diện Tỉnh Long An Và Giáo Hội sẽ làm việc nghiêm chỉnh)
- Chuyển hóa tập khí
- Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước?
- Lập Ban Thờ Tại Chùa, Cúng Cơm, Cầu Siêu Cho Cố Diễn Viên Mai Phương Đúng Tuần Thất 21 Ngày, Tuần Luân Hồi Thứ 3.