Một lần nữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( 1926...) sinh ra tại Thừa Thiên Huế , mạnh dạng công bố “ Đạo Phật Việt Nam” là do chính nhà sư người Việt ( Khương Cư) đã tiếp nhận trực tiếp khởi nguyên từ Ấn Độ hoằng hoá, du nhập chính thống, truyền sang. Từ đó bắt đầu các nhà nghiên cứu nghiêm túc, các nhà học Phật lâu năm mới nhận thấy rõ tầm giá trị và sự khơi dậy lại lòng tỉnh thức. Có thể thấy Thiền sư Chân Thật ( Chùa Từ Hiếu) trao kim ấn cho Thiền Sư Nhất Hạnh năm 1966, trở thành nhà sư Việt nam chấn hưng cho nền Phật giáo trên toàn Thế giới đầu tiên. Thiền Sư còn khai sáng thiền phái Chánh Niệm, một khái niệm của Phật giáo Dấn Thân ( engaged Buddhism), Phật pháp ứng dụng hay thực hành Chỉ và Quán, đưa Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào trong ngôi nhà Phật giáo nhập thế, Phật giáo hiện đại, tiếp nối màu sắc tu hành của vị Sơ tổ Thiền tông Việt nam. “ Đem bờ sông Nguyên Thuỷ về hoà chung trong dòng sông Đại Thừa”. Chính vì thế, từ khái niệm này, Phật giáo Việt nam lại một Phật giáo hoà hợp nhất, làm mới sinh động nhất, hay tính thể nhập hiện đại, có khoa học nhất và còn nói lên sự trường tồn bền vững , như một thực thể thống nhất.
Đừng nên xem các pháp của Phật thành lễ hội
Ví dụ: Lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền, lễ hội áo dài, lễ hội chùa Hương, lễ hội đấu vật v.v...
Trong những lễ hội nói trên, Việt nam ta, ngày nay vẫn còn tồn tại rất nhiều lễ hội hay đang bày ra thêm những lễ hội theo thị hiếu của con người.
Trong Đạo Phật, chư tổ không bao giờ hoặc chưa bao giờ xem “ các Pháp của Phật” sẽ trở các lễ hội, để thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng. Nếu có chăng thì chỉ đem các Pháp ra để thực hành trong đời sống. Song song bên cạnh đó, Phật giáo hiện đại nói chung và Phật giáo Nguyên thủy nói riêng đã tự hình thành nên các lễ hội theo ý muốn, như lễ hội trì bát khất thực, lễ hội Quan Thế âm, lễ hội ra công viên nhận tứ sự trong mùa lễ Vu lan, lễ hội 1000 Tăng ni ở Suối tiên, lễ hội Dâng y phục v.v... qua những cái được gọi là lễ hội đó, đã dấy lên sự hoài nghi lớn của những nhà học Phật uyên thâm. Các lễ hội hơi hướng phật giáo ở trên về hình thức lẫn nội dung ít nhiều cũng làm tổn thương đến lòng tự trọng của giới Tăng sĩ và không ít nhiều đã làm mất đi hình ảnh và cơ hội đạo phật hiện đại hoá, đạo phật với khoa học, đạo phật áp dụng cho giáo dục, đạo đức.
Các nhà tổ chức Phật giáo cũng nên suy nghĩ và lựa chọn những phương pháp thích hợp với sự phát triển mà linh động, nhanh chóng, sớm hội nhập, mang tâm thế của một Phật giáo đồng hành cùng Dân tộc, xuyên suốt qua các triều đại, vương triều và sẽ không chỉ có dừng lại, đứng yên như một vị trí bình dân, Phật giáo nhân gian như hiện nay.
Bởi lẽ, chúng ta có được điều đó, vượt lên trên những giá trị đó, và đã thành công trong việc đem một Đạo Phật Việt nam của thế kỷ thứ 3, do Tổ Phật Quang * (1) chùa Hang Đồ Sơn ( Cốc Tự) hay còn thường nhắc đến tên của vị tổ là Sư Bần và đã truyền bá đến được vùng Dâu, kiến tạo thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu*(2) đầu tiên trên lãnh thổ nước Việt nam, các nhà nghiên cứu tầm cỡ lại cho rằng vào tận thế kỷ thứ 2 trước CN. Và địa lý Giao Chỉ, Giao Châu đã mở lớn con đường lên phía Bắc, truyền bá sang Trung Hoa, không phải Phật giáo Việt nam được từ Trung Quốc theo một số sử liệu trước đó mà chính con đường “ Thương gia Ấn độ” thẳng về, và Thánh Tăng Khương Tăng Hội*(3) là người gốc Việt được tiếp nhận bản kinh An Bang Thủ Ý và danh từ Buddha ( Bụt) đã xuất hiện vào thời đó.
Một lần nữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( 1926...) sinh ra tại Thừa Thiên Huế , mạnh dạng công bố “ Đạo Phật Việt Nam” là do chính nhà sư người Việt ( Khương Cư) đã tiếp nhận trực tiếp khởi nguyên từ Ấn Độ hoằng hoá, du nhập chính thống, truyền sang.
Có thể thấy Thiền sư Chân Thật ( Chùa Từ Hiếu) trao kim ấn cho Thiền Sư Nhất Hạnh năm 1966, trở thành nhà sư Việt nam chấn hưng cho nền Phật giáo trên toàn Thế giới đầu tiên. Thiền Sư còn khai sáng thiền phái Chánh Niệm, một khái niệm của Phật giáo Dấn Thân ( engaged Buddhism), Phật pháp ứng dụng hay thực hành Chỉ và Quán, đưa Kinh Quán Niệm Hơi Thở vào trong ngôi nhà Phật giáo nhập thế, Phật giáo hiện đại, tiếp nối màu sắc tu hành của vị Sơ tổ Thiền tông Việt nam. “ Đem bờ sông Nguyên Thuỷ về hoà chung trong dòng sông Đại Thừa”. Chính vì thế, từ khái niệm này, Phật giáo Việt nam lại một Phật giáo hoà hợp nhất, làm mới sinh động nhất, hay tính thể nhập hiện đại, có khoa học nhất và còn nói lên sự trường tồn bền vững , như một thực thể thống nhất.
Và sau thời gian gần đây, vào thế kỷ 20, Phật giáo Việt nam cùng ra đời, sẻ chia pháp môn đồng tu và thêm rất nhiều môn phái, tông phái như Khất Sĩ Tông, Thiền Tông, Trúc Lâm Đầu Đà Tông v.v...nhưng chỉ với mục đích tối thượng làm ngọn hải đăng tỏa sáng lên Đạo Phật Việt nam.
tình Linh sơn cốt nhục đã nói lên câu ngạn ngữ “đầu xuôi, đuôi lọt”. Biến một Phật giáo Việt nam đa tông thành Việt nam Phật giáo- Phật tông”.
Vì vậy, nhận thấy từng giai đoạn lịch sử Phật giáo nước nhà mỗi ngày lớn dần, tính lan toả vô song và sự đóng góp cho Quốc gia, Dân tộc không thể nào kể hết.
Nên thay, đã vào thời đại Quốc giáo, thời Lý, thời nhà Trần (vào khoản năm 1009- 1225) giữa hai Triều đại vàng son, hào hùng để ôn lại quá khứ của một “ nhà nước Độc Lập Vạn Xuân (544). Một Phật giáo trong lòng Dân tộc trong mọi thời kỳ. Như có thể hình dung ra toàn cảnh một bản đồ nguyên vẹn của Phật giáo.
Hình: Một lần 2016 tác giả đến Học Viện Ứng Dụng Phật Học Châu Âu tham cứu.
Chính vì thế, hơn bao giờ hết trong xu thế quả bóng lăn, tiến bộ của các nền văn minh, khoa học. Phật giáo Việt nam đã đang đáp ứng hầu hết các nhu cầu, giải quyết tất cả những vấn nạn toàn cầu “ bảo vệ môi sinh, an toàn lương thực, biến đổi khí hậu, độc tôn quyền lực, làm chủ nhân quyền, khắc phục đạo đức, bạo lực xã hội v.v... “ những vấn đề trọng tâm, được giới Phật giáo quan tâm hơn là các lễ hội thành nền và đang tạo tiền đề không tốt đẹp đối với hình ảnh của một Phật giáo lâu đời, thích ứng với xã hội hiện đại.
Tâm Kinh
- Mai Ngọc Hiệp - Nữ Hoa Hậu Nhân Ái Bốn Mùa, Đi Trao Học Bổng, Đồng Hành Với Đoàn Trường Tiền Giang Trong Dịch COVID-19.
- Năm chú tiểu toàn tấu hài tàu, đánh mất văn hoá Việt Nam trong mắt trẻ- Bồng lai chỉ quy y một ngôi.
- Bảng Xếp Hạng Truyền Thông Và Biên Tập Viên Phật Giáo Năm 2020- Hết Lòng- Trên Hết Là Phụng sự Tam Bảo.
- Trưởng Ban Vụ Pháp Chế, Thanh Tra đang gởi chỉ thị về tỉnh Long An và 2000 kiến nghị của Tăng Ni VP2 xin các “anh chị bồng lai” trả lại sự thật.
- Kế hoạch giải tán “Bồng Ma” Tại Long An Sáu Trang A4 Từ Các Cơ Quan Họp Toàn Ban. Phật Giáo Không Muốn bị hiểu lầm .
- Ni giới Việt Nam tại Hoa Kỳ, và Nhận định về Tương lai, Tâm lớn nghĩ việc lớn.
- Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư- Phép vận hành của vũ trụ là công bằng.
- Tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn (1938-2020)- Thân Tâm Hằng Chánh Niệm.