đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại chủ trương xã hội bình đẳng, không giai cấp. Mặc dù quan điểm đó không được xã hội đương thời triệt để áp dụng nhưng tổ chức Tăng già dưới thời đức Phật là một mô hình đầu tiên thực thi tinh thần bình đẳng, các thành viên là những người đến từ bốn giai cấp, không phân biệt là người xuất thân từ giai cấp nào, tất cả đều được xuất gia sống bình đẳng trong Tăng đoàn, hưởng chung một quy chế, không có sự đối xử phân biệt nào.
Đức Phật là một nhà sáng lập Phật giáo, nhưng Ngài không đề cao vai trò thần quyền, Ngài chỉ tự ví mình như là vị Đạo Sư chỉ rõ con đường nào dẫn đến Niết bàn, và con đường nào dẫn đến chấm dứtkhổ đau, chính con người mới là chủ nhân quyết định cuộc sống chính mình, không phải là đức Phật.
Phật giáo là một Tôn giáo, nhưng đường hướng giáo dục Phật giáo không đề cao, cổ vũ niềm tin mù quáng, ngược lại lấy chánh tri chánh kiến làm nền tảng cho giác ngộ giải thoát, làm động lực thúc đẩysự phát triển xã hội, cũng là nền móng cho sự thương yêu và cảm thông. Vì chỉ có trí tuệ và từ bi mới đẩy lùi những hành vi bất chính như: bạo lực, khủng bố, độc đoán, độc tài, cố chấp, tàn bạo…xuất phát từ vô minh.
Đức Phật là một nhà hoạt động tôn giáo, nhưng quan điểm giáo dục của Ngài không mang tính thụ động, bi quan yếm thế, ngược lại tư tưởng của Ngài rất nhập thế. Có thể nói đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu cao tinh thần bình đẳng, dân quyền và dân chủ.
Đức Phật là nhà cải cách trong những nhà cải cách. Ngài không chấp nhận nền giáo dục của xã hội Ấn Độ đương thời, đề cao quyền uy của đấng Phạm Thiên và những lễ nghi cúng tế rườm rà vô ích. Ngược lại đức Phật lại đề cao sự hiểu biết và biết bổn phận và trách nhiệm, là nhân tố tích cực phát triển xã hội.
Đức Phật là một nhà hoạt động về hòa bình, Ngài cho rằng chiến tranh là điều tệ hại nhất, nó không những là sự tàn sát lẫn nhau, nguyên nhân của nghèo đói, hủy hoại văn hóa đạo đức, ngoài ra còn để lại lòng hận thù, chia rẽ và biết bao sự nguy hiểm khác.
1. I. Khả Ý Và Không Khả Ý (1) (S.iv,238) 1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Không có nhan sắc, không có tài sản, không có giới hạnh, lười biếng, không sinh con. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.3) Và này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Có nhan sắc, có tài sản, có giới hạnh, lanh lợi, không biếng nhác, có sanh con. Ðầy đủ năm đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông.
(kinh Tương Ưng, Chương III, Tương Ưng Nữ Nhân, phẩm Trung Lược )
BTV
- Phải Chăng Trong Đạo Phật Rất Có Tiềm Năng Kinh Tế Không? Tinh Hoa, Nghệ Thuật Của Phật Giáo Nhằm Mục Đích Hướng Thiện, Chứ Không Phải Để Khai Thác GT
- Đi tìm mùa xuân Di Lặc
- Hướng về mùa Vesak day 2020, trên tinh thần 4.0 của Phật sự OnlineTV.
- Tự mình làm, nghĩa là không dùng tay kẻ khác, mà chính mình đi làm chuyện bất chính.
- Suy nghĩ về thân giáo đối với người Huynh Trưởng của tổ chức GĐPT
- Oympic Tokyo 2020 buộc phải hoãn sang năm 2021- Người Phật tử cũng nên ngưng lại khẩu tâm, khẩu chiến.
- Bài viết Tu Đi... Thời thế Tư Tưởng, Thời loạn.
- Mọi Phương Tiện Hành Đạo Không Được Để Ngọn Đèn Chánh Pháp Lu Mờ.