Có một câu nói của T. Man rằng: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng.
Im lặng là vàng và đó có phải vậy không? Có những khi cần phải nói, nhiều khi là nói thật sự nhiều để mang lại lợi ích cho người khác, để giải hòa, cảm thông và bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần im lặng – lúc đó im lặng sẽ có giá trị hơn lời nói nhiều. Nhưng khi nào nên im lặng?
1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng và tri thức, biết cư xử và thấu hiểu cảm thông.

Im lặng và im cười khi cần thiết
Không gì vô duyên không biết cư xử hơn khi người khác khóc mà mình lại cười - hoặc ngược lại. Sự vô duyên đó khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà trên thế giới có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, trưởng thành, … Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Đừng phá những khoảng riêng của người khác, sự im lặng là đều cần thiết và có ý nghĩa.
3. Khi người khác không hiểu mình
Nếu khi mà chưa được hiểu về bản thân, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn - dù biết không thể nào hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu được hoặc không muốn hiểu điều đó thì tốt nhất là hãy im lặng. Nếu không, những lời nói của bạn có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.
4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì nói, không biết thì hãy dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình nắm chắc biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc cảm thấy mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa toàn thư”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”.

im lặng chứ đừng dùng lời nói để bao che khuyết điểm
Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chúng ta là những người bình thường, và chúng ta cần khiêm nhường mà biết im lặng
5. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Người càng hiểu biết nhiều người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, cộng trừ nhân chia thì phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Có những người chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. “Khoe khoang” và “lý sự” là đặc điểm của những đầu óc nông cạn và sống thiển cận. Không biết hãy học hỏi, dừng dùng lời nói để che dấu khuyết điểm.
6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
BBT vedepphatphap.vn
- Đá vô tri biến hoá ngoạn mục thành sản phẩm nghệ thuật qua tay người thợ
- Mỹ là thế đấy! Nước Mỹ đẹp vô cùng!!!
- Bình yên trở lại với cuộc sống.
- Phải Chăng Trong Đạo Phật Rất Có Tiềm Năng Kinh Tế Không? Tinh Hoa, Nghệ Thuật Của Phật Giáo Nhằm Mục Đích Hướng Thiện, Chứ Không Phải Để Khai Thác GT
- Tấm lòng sẽ nhân rộng tấm lòng.
- Mỗi ngày vui là mỗi ngày an.
- Phân biệt đúng sai, tốt xấu.
- LỜI MAI PHƯƠNG - ĐỪNG ĐỂ CHÁU SỐNG VỚI ÔNG BÀ NGOẠI MẤT TÍNH NGƯỜI.