BBT VPO- Đã có một lập luận cho rằng: Quốc Hội nước CHXHCNVN chỉ mới công nhận Tiếng Việt ở trong Hiến Pháp, còn chữ CQN vẫn chưa thống nhất đưa vào. Nhưng đó chỉ là ý đồ của nhóm thủ cựu thời Pháp, “thời Chúa” muốn lật lọng. Ai mà không biết hàm ý của Hiến Pháp thừa nhận Tiếng Việt cùng Chữ Viết là của người Việt Nam. Vậy có nên chăng, chúng ta cùng NNC Nguyễn Đắc Xuân - Huế cùng kiến nghị lên toà Quốc Hội VN bổ sung và quy định một cách rõ ràng hơn về điều khoản này. Có nghĩa,nói nôm na, bãi bỏ tên gọi Chữ Quốc Ngữ thay cho tên gọi mới là Chữ Việt. Nó còn phù hợp nữa là rất thuần Việt, đúng với tinh thần Từ điển quốc gia: Việt- Anh, Việt- Pháp, Hán- Việt ...Với thiện ý là chấm dứt trình trạng dây dưa, tranh cải của giới học thuật, lẫn giới ngôn ngữ học vì cách dùng và cách nghĩ “ bí đường” khi nói về “công và tội” trong quá trình hình thành CQN, vấn đề chúng ta có thể hiểu ở một góc nhìn khác là “sự cách ly”.

ĐỀ NGHỊ THAY “CHỮ QUỐC NGỮ ”
Lâu nay tôi đã có ý tưởng đề nghị thay “CHỮ QUỐC NGỮ” bằng “CHỮ VIỆT” nhưng không có cơ hội thuận tiện, sợ lãng phí ý tưởng nên tôi chưa đưa ra.
Hai tháng qua thời sự đang nóng lên chuyện thành phố Đà Nẵng đưa vào kế hoạch chọn tên hai Cố đạo Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes để đặt tên cho hai đường phố, chuyện GS Nguyễn Đăng Hưng Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng vận động vinh danh Alexandre de Rhodes, chuyện “Chữ quốc ngữ”.v.v. Sau đó TP Đà Nẵng nhận được Kiến nghị của Nhóm trí thức Huế-TP HCM-Hà Nội, TP Đà Nẵng hồi âm chưa đặt tên đương hai ông Cố đạo kỳ nầy. Tôi viết thư cho GS Nguyễn Đăng Hưng Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng” vạch rõ những sai lầm của ông trong các hoạt đồng vinh danh Alexandre de Rhodes. Lá thư được giới chuyên môn và các thức giả hoan nghinh. Và có lẽ có tác động phần nào đó đến Đại học Duy Tân, nên ngay sau đó Đại học Duy Tân đã ký quyết định giải thể Viện Vinh danh chữ quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt sau hơn một năm thành lập. Như vậy chuyện vinh danh Alexandre de Rhodes được trả về cho quá khứ, và chuyện đặt tên đường hai ông Cố đạo chắc cũng không thành. Vấn đề còn lại là nhân cơ hội nầy Viện Ngữ học Việt Nam nên có một đề án quốc gia Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ. Đồng thời với việc thực hiện đề án đó tôi có đề nghị sau đây:
Tôi không phải là nhà nghiên cứu ngữ học, không hiểu sao với tâm trí của một người cầm bút tôi luôn ám ảnh với cái tên “chữ quốc ngữ”. Tôi không dám hỏi ai sợ người ta cười, hoặc họ ném cho một trận đá u đầu như chơi. Vì thế mà tôi phải tự tìm hiểu để giải tỏa ám ảnh của mình.
Kính mong các bạn cầm bút, các nhà ngôn ngữ học, các đại biểu Quốc hội quan tâm. Nếu có gì bất cập xin có lời chỉ giáo. Cám ơn.
Cập nhật lúc 10g ngày 25-12-2019
Nguyễn Đắc Xuân
Giáo Sư Tại Gia