3.11. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda suy nghĩ: “Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?”
3.12. Rồi Tôn giả Ānanda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?
3.13. – Này Ānanda, có tám nhân, có tám duyên khiến đại địa chấn động. Thế nào là tám? Này Ānanda, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Này Ānanda, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất khiến đại địa chấn động.
3.14. Lại nữa, này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động.
3.15. Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát ở cõi Tusitā (Ðâu-suất) từ bỏ thân, chánh niệm tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địa chấn động.
3.16. Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tư, duyên thứ tư khiến đại địa chấn động.
3.17. Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ năm, duyên thứ năm khiến đại địa chấn động.
3.18. Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu khiến đại địa chấn động.
3.19. Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ, khôngduy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địa chấn động.
3.20. Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai nhập vô dư y Niết-bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tám, duyên thứ tám khiến đại địa chấn động. Này Ānanda, do tám nhân này, tám duyên này khiến đại địa chấn động.
(Trích Kinh Đại Bát Niết Bàn - Kinh Trường Bộ)
BTV
- Phật giáo bắt đầu truyền bá vào Việt Nam như thế nào?
- Phật tử Phạm Nghĩa gương mẫu, làm chuyên viên MC Bản tin Phật Sự Online.
- Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng
- Xuân! Một tâm mà động cả mười phương.
- Đức Phật đã dạy “hằng thuận chúng sinh”, TNPT Phật giáo Việt Nam chưa biết cách cài then, đóng cửa...trên tinh thần Lục hoà.
- Mai Ngọc Hiệp - Nữ Hoa Hậu Nhân Ái Bốn Mùa, Đi Trao Học Bổng, Đồng Hành Với Đoàn Trường Tiền Giang Trong Dịch COVID-19.
- Trạch Pháp- Chuyên tâm sâu vào mỗi pháp mới đạt đến kết quả mong muốn.
- Nhà Văn Hoá- Nguyễn Đắc Xuân nêu ý kiến chia sẻ của mình đến Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc- “Huế mang tên Cố Đô”.